Phương pháp đọc sách dành cho trẻ dưới 1 tuổi
Đọc sách là một thói quen mà cha mẹ nên tạo lập và khuyến khích con trước khi bé được 1 tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng đọc sách là cách tốt nhất để giúp con phát triển tư duy học hỏi một cách toàn diện nhất ( hơn cả đồ chơi trí tuệ hoặc TV).
Việc cha mẹ đọc sách cho con cũng là cách tuyệt vời để con phát triển ngôn ngữ đặc biệt luyện tập phát âm, bổ sung vốn từ, tạo thành nhịp điệu câu. Nghiên cứu mới nhất của ĐH Brown School of Medicine ở Providence, Rhode Island, cũng chỉ ra rằng trẻ từ 18 đến 25 tháng tuổi có cha mẹ thường xuyên đọc sách có khả năng nói và hiểu được nhiều từ hơn đến 50% so với những đứa trẻ không có thói quen này. Tiếp xúc càng sớm với sách và việc đọc bao nhiêu thì càng có lợi cho trí não của con bấy nhiêu.
Lời khuyên về đọc sách cho bé của bạn
Trẻ từ 0 đến 12 tháng
Trẻ sơ sinh đến khi 6 tháng: Ở tuổi này, tầm nhìn của con vẫn đang phát triển. Mẹ nên chọn những cuốn sách không hoặc ít chữ nhưng đặc biệt nên có hình ảnh lớn và màu sắc sặc sỡ. Những sách mang tính tương tác cao như sách vải, sách con rối, gương … được bác sỹ khuyến cáo là Từ tầm nhìn của trẻ vẫn đang phát triển, lựa chọn các cuốn sách có rất ít hoặc không có văn bản và lớn, hình ảnh độ tương phản cao. Cũng nên xem xét cuốn sách với các công cụ tương tác, chẳng hạn như con rối, gương, hoặc bằng các loại vật liệu đa dạng như vải, bìa cứng, len… sẽ kích thích thêm các giác quan khác của con. Nếu mẹ thích vẫn có thể đọc cho con những sách dành cho bé lớn hơn. Tuy nhiên mẹ nên hiểu rằng việc học từ mối không phải là vấn đề cốt lõi lúc này, mà giọng điệu và các tương tác giữa con và cha mẹ mới là điều quan trọng nhất.
Trẻ từ 7-12 tháng
Khi con được nửa năm, trẻ có thể bắt đầu nắm bắt được một số một số từ vựng cơ bản. Đọc sách lúc này là cách tốt nhất để con tiếp xúc thêm với những từ mới, luyện cách phát âm các từ này, hiểu được nghĩa của những từ này trong các hoàn cảnh cụ thể.
Ngoài ra con sẽ học cách phối hợp giữa tay và mắt và gia tăng sự linh hoạt của các ngón tay bằng cách tự mình lật trang sách, vừa xem vừa chỉ vào các hình minh họa. Mẹ có thể làm việc đọc sách trở nên thú vị hơn bằng các biểu hiện khuôn mặt cử chỉ và hành động để con học cách tập trung vào một vật hoặc một người cố định. Con có thể có xu hướng đè lên sách, nhai nếm hoặc xé chúng. Mẹ hãy sử dụng những sách có chất liệu dày dặn để con tha hồ khám phá.
Làm thế nào để khuyến khích con đọc sách
Có rất nhiều cách thú vị để giúp con hứng thú với đọc sách hơn mà không cần phải dùng đến 1 cuốn sách nào.
Dùng sách để kể chuyện
Thay vì đọc sách theo cách truyền thống ( đọc rất các từ trong sách), cha mẹ có thể vận dụng trí tưởng tượng cùng khả năng kể chuyện của mình để cùng con thưởng thức một câu chuyện hấp dẫn dựa trên những hình vẽ sinh động trong sách.
Tạo thói quen đọc sách
Kể chuyện trước giờ đi ngủ là một trong những thói quen hay ho mà được nhiều cha mẹ áp dụng để giúp con làm quen với việc đọc sách hàng ngày. Bố mẹ có thể thiết lập các nghi thức mới như đọc sách ngày chủ nhật hoặc lúc con ngồi bô. Càng duy trì các thói quen này bao lâu thì trẻ càng có khả năng học hỏi nhiều hơn bấy nhiêu.
Chọn sách phù hợp với lứa tuổi
Bé thích những cuốn sách màu sắc rực rỡ,dễ cầm, lật trang. Những câu chuyện quá dài dòng hay nhiều chữ như Harry potter chắc chắn là không phù hợp với con bạn ở tuổi này. Lưu ý chọn những sách chất liệu dày dặn để tránh việc bé làm hỏng chúng từ ngay lần đầu tiên.
Lặp đi lặp lại 1 câu chuyện
Mặc dù mẹ có thể đã thuộc lòng câu chuyện về chú khủng long ăn hoa quả trong sách nhưng đối với con, đọc đi đọc lại một câu chuyện sẽ làm bé hứng thú hơn là chuyển sang câu chuyện mới.
Mẹ sẽ nhanh chóng nhận ra con đã thuộc lòng đoạn văn yêu thích và sử dụng chúng trong chính các câu nói của mình.
Làm quá
Trẻ đặc biệt yêu thích những tình tiết cao trào gay cấn như bất kỳ người lớn nào. Hãy làm cho con hứng thú bằng cách giả giọng con sói già gian ác, hoặc những con lợn con đáng yêu với âm điệu đặc biệt hơn bình thường. Thậm chí là khuyến khích con đóng vai nhân vật trong truyện.
Chọn sách theo sở thích của con
Bắt đầu với cuốn sách nói về những hoạt động con yêu thích như đi vườn thú, bơi lội, hay chơi đuổi bắt. Kết hợp cùng với đó là những video và chương trình TV dành cho trẻ em để con có thể có cơ hội tiếp xúc với nhiều trải nghiệm khác nhau.
Đi tới thư viện
Đưa một đứa trẻ tới thư viện không phải là ý kiến tồi bởi con sẽ có cơ hội được khám phá một môi trường mới nơi có vô vàn những cuốn sách minh họa tuyệt đẹp mà mẹ còn chưa biết đến.
Trải nghiệm mới với sách audio
Nếu bố mẹ không có tài kể chuyện hoặc một giọng đọc truyền cảm thì có thể tìm đến những cuốn sách audio. Những cuốn sách dạng này thường gây hứng thú cho con nhiều hơn bởi tính sinh động của âm thanh và nhạc.
Nhiều bố mẹ có thể sang tạo cách đọc sách mới cho con bằng cách ghi lại các câu chuyện bằng chính giọng đọc của mình và bật cho con nghe thay vì đọc sách theo cách thông thường.
Đừng coi sách như một phần thưởng
Cha mẹ không nên dùng sách như một phần thưởng hay công cụ để thay đổi hành vi của bé. Bởi một khi được gắn với việc thưởng phạt, đây sẽ không còn là một trải nghiệm tích cực đối với con nữa. Hãy cố gắng đưa việc đọc sách hàng ngày trở thành thói quen một cách thật tự nhiên.
Phương pháp cho bé hiếu động
Nếu con bạn gặp khó khăn trong việc ngồi yên tại chỗ và đọc một cuốn sách từ đầu đến cuối thì mẹ nên áp dụng một vài phương pháp sau để có thể lôi kéo được bé vào hoạt động này.
Coi việc kể chuyện như một thói quen hàng ngày
Kể cả khi bạn đang trong bữa ăn hay trong lúc ra ngoài chơi hãy dùng những câu chuyện mà mẹ đọc được trong sách của con để nói lại cho con. Dùng các cuốn sách có những bức tranh rõ ràng và sặc sỡ để xem cùng bé hàng ngày, mỗi ngày có thể thay bằng một câu chuyện khác nhau hoặc khuyến khích con tự kể chuyện theo cách của mình.
Đọc và chỉ từ ở mọi nơi
Bất cứ nơi nào bạn đi, bạn có thể chỉ cho con thấy việc học đọc để biết được nghĩa của các từ một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Đừng sợ bé còn quá nhỏ để hiểu được những biển báo giao thông, bảng quảng cáo, hoặc các nhãn sản phẩm. Con sẽ học và nhận biết chúng thông qua các hình dạng và màu sắc. Mẹ sẽ phải bất ngờ vì khả năng ghi nhớ của trẻ dưới 3 tuổi đó.
Nói chuyện với con
Nói chuyện không chỉ là cách để con phát triển khả năng ngôn ngữ và gia tăng vốn từ vựng mà mẹ có thể tận dụng nó để kích thích trí tò mò và tạo thành thói quen đọc sách cho con.
Đơn giản đừng ngại dùng những cụm từ phức tạp khuyến khích các câu hỏi “ vì sao” về thế giới để từ đó dẫn dắt con đến việc đọc sách để tự giải đáp thắc mắc cho mình.
Muốn con yêu sách mẹ phải làm được điều đó trước
Trẻ con trưởng thành bằng cách bắt chước hành động cử chỉ của người lớn. Một khi bé nhận thấy rằng bố mẹ rất coi trọng sách và việc đọc sách cũng như luôn dành thời gian cho việc này. Tự nhiên việc con bắt đầu yêu thích công việc này cũng là điều đương nhiên.
Bài đăng khác
- Trường Mầm Non Việt Úc - Đồng hành theo bước chân của trẻ
- LỜI NGỎ - VAS
- 6 CÁCH PHÒNG NGỪA TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ NHỎ ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ
- Cha mẹ Việt luôn cố dạy con vâng lời, nhưng khoa học chứng minh trẻ càng ngang bướng càng thành công và giàu có
- PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN TRẺ TỪ 1-2 TUỔI
- TRẺ HỌC ĐƯỢC GÌ QUA VIỆC VUI CHƠI