TRẺ HỌC ĐƯỢC GÌ QUA VIỆC VUI CHƠI
Vui chơi là một phần không thể thiếu của tuổi thơ, nó tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm thế giới xung quanh và thế giới nội tâm của bản thân mình.
Mặc dù những trò chơi này đối với bạn là trò trẻ con, nhưng có rất nhiều điều diễn ra bên trong trẻ như cách giải quyết vấn đề, cách xây dựng kỹ năng, cách vượt qua những thách thức về thể chất và tinh thần. Dưới đây là một số điều con bạn đang trải nghiệm và học hỏi, cùng với những ý tưởng về cách bạn có thể giúp tăng cường các lợi ích cho các trò chơi của mình.
Vui chơi phát triển trí tưởng tượng của trẻ
Các trò chơi nhập vai hay tưởng tượng là một trong những nền tảng của thế giới trẻ thơ. Trẻ em sẽ thể hiện hành vi này trong giai đoạn lên 2. Hầu hết mọi thứ bao gồm các vật dụng hằng ngày cũng có thể kích thích trí tưởng tượng của trẻ. Trẻ sẽ học được rằng một món đồ vật này có thể đại diện cho món đồ vật khác, ví dụ như khúc gỗ làm thuyền hay dùng nồi chảo làm thành bộ trống. Trẻ cũng có thể nhập vai thành các nhân vật như anh hùng, cảnh sát, kể cả làm bố mẹ để trải nghiệm nhiều vai trò khác nhau.
Vui chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội
Khi bước vào độ tuổi mẫu giáo, trẻ em bắt đầu tương tác với nhau bằng các câu chuyện phức tạp hơn. Trong quá trình vui chơi cùng nhau trẻ sẽ vô thức học cách đàm phám, hợp tác và chia sẻ, đồng nghĩa với việc giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội quan trọng.
Vui chơi có lợi cho việc phát triển thể chất của trẻ
Các loại trò chơi khác nhau sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng khác nhau. Ví dụ: leo cầu khỉ có thể tăng sức khỏe của chân và khả năng thăng bằng. Chạy nhảy và đạp xe sẽ phát triển kỹ năng vận động tổng thể… Những kỹ năng trẻ học được khi chơi có thể áp dụng vào cuộc sống hằng ngày như tự mặc quần áo hay tự xúc ăn, giúp trẻ tự lập hơn.
Vận động thể chất còn giúp trẻ giảm căng thẳng và cáu kỉnh. Trên thực tế, nếu trẻ không có thời gian để vận động, trẻ có thể trở nên cộc cằn hoặc căng thẳng (chưa kể đến việc có thể dẫn đến bệnh béo phì).
Vui chơi giúp trẻ làm chủ cảm xúc
Trước khi trẻ biết cách tự thể hiện cảm xúc của mình bằng lời nói thì trẻ sẽ bộc lộ nó qua cách vui chơi. Khi trẻ có những trải nghiệm mới lạ và khó hiểu, trẻ sẽ có xu hướng đem những điều đó vào trò chơi.
Trong quá trình chơi, trẻ sẽ bộc lộ hành vi của bản thân mà trẻ cần được hướng dẫn hoặc trẻ không hiểu. Bạn có thể phản hồi bằng một cách thân thiện, dễ gần và bắt chước đúng loại phản ứng cần có. Hãy cố gắng làm cho trẻ cười, điều này sẽ giúp giảm nhẹ sự căng thẳng của trẻ.
Vai trò của ba mẹ khi chơi cùng con
Sẽ rất có ích nếu ba mẹ để cho con tự dẫn dắt trong quá trình chơi, để trẻ tự quyết định nên làm gì và làm thế nào trong giới hạn an toàn và thời gian. Ba mẹ chỉ nên tham gia vào trò chơi của con khi được mời. Sự quan tâm của bạn khi chơi cùng con là chìa khoá xây dựng nên sự tự tin của trẻ. Ví dụ như khi bạn nhập vai vào trò chơi cùng trẻ, bạn sẽ cho trẻ thấy bạn chấp nhận thế giới tưởng tượng của trẻ và điều mà trẻ quan tâm cũng rất thú vị và quan trọng đối với bạn.
Trường Mầm Non Wisdomland áp dụng phương pháp giáo dục Reggio Emilia vào chương trình giảng dạy, để trẻ học hỏi thông qua quá trình tự do vui chơi và khám phá. Học sinh tại trường sẽ được tạo mọi điều kiện để vui chơi vì chúng tôi tin rằng mỗi trẻ em đều có một cách học hỏi khác nhau thông qua các trò chơi mà trẻ được trải nghiệm mỗi ngày.
Bài đăng khác
- Trường Mầm Non Việt Úc - Đồng hành theo bước chân của trẻ
- LỜI NGỎ - VAS
- 6 CÁCH PHÒNG NGỪA TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ NHỎ ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ
- Khi con nhút nhát, bố mẹ nên lo lắng điều gì?
- Cha mẹ thương con thì lưu lại ngay 11 cách sơ cứu này, chắc chắn sẽ có lúc CẦN
- Làm thế nào để con nói tiếng Anh như người bản xứ