Gan con sẽ bị chai nếu mẹ chiều chuộng cho ăn trứng thay thịt, rau, cá
Mấy hôm trước thấy chị hàng xóm gần nhà vừa đưa con đi khám bệnh về, em mới mở lời hỏi thăm vài câu vì hai chị em chơi rất thân. Nhưng thay vì trả lời ngay như mọi khi, chị chỉ gật đầu cho qua chuyện rồi bước nhanh vào nhà.
Mới tối qua đây, em mang sang ít ký cam thăm thằng bé thì thấy hai mắt chị sưng húp, lại đỏ hoét. Chị kể:
Vốn thằng bé nhà chị không thích ăn rau, cũng chẳng bao giờ chịu ăn thịt. Cứ hôm nào mẹ chiên trứng, luộc trứng cho thì ăn háu lắm. Có khi còn đòi bới thêm dù ăn xong cả tô to. Vì thấy con thích ăn trứng, ngày nào chị cũng cho con ăn. Chồng chị cũng chẳng can ngăn gì vì cho rằng “ăn gì bổ nấy, không ăn được cái này thì ăn cái kia bù vào”. Thỉnh thoảng, chị cũng cho thằng bé đôi ba bữa tôm, đôi ba bữa cua, ghẹ nhưng phần lớn khẩu phần ăn của thằng bé vào các bữa chính đều có trứng mỗi ngày.
Cho con ăn như thế được mấy tháng, thấy con tăng cân đều, chị cũng an tâm, chẳng mảy may lo ngại. Chỉ thỉnh thoảng có thấy thằng bé kêu khó thở, đau bụng và sờ bụng thấy hơi sưng sưng ở dưới xương sườn bên phải, nhưng chị thì lại cho rằng vì thằng bé ăn no nên mấy chuyện này cũng bình thường và cho qua. Đến một ngày, khi thằng bé đứng gần bạn, chị mới phát hoảng nhận ra da thằng bé con chị vàng vọt hơn hẳn. Lúc này cũng đã gần 1 năm chị cho con ăn theo chế độ như vậy và thằng bé có dấu hiệu chán ăn dần. Khi đưa con đi khám, đúng như những gì chị nghi ngờ, con chị bị viêm gan. Bác sĩ nói nếu để lâu không chữa sẽ ra chai gan. Đến lúc này thì không cách gì để cứu chữa được.
Hai vợ chồng chị hôm đó đi khám bệnh cho con về mà khóc hết nước mắt. Chị thì thương con chỉ mới 7 tuổi đầu mà phải mang bệnh người lớn. Nhưng chị ân hận nhất là dù đã nghe phong thanh cho con nít ăn nhiều trứng sẽ không tốt nhưng vẫn cứ để mặc. Hậu quả là con chị phải mang căn bệnh khổ sở.
Giờ thì thằng bé phải ăn, uống riêng để tránh lây bệnh cho cả nhà. Các món ăn cũng kiêng khem dữ lắm. Đã vậy ngày nào cũng phải uống thuốc để chữa bệnh.
Nhìn con chị mà em giật mình lo sợ. Con em cũng thích ăn trứng lắm. Ngày nào ăn cơm cũng hỏi “Mẹ ơi, hôm nay có trứng không?”. Có hôm thèm quá mà em không cho ăn nó cũng bày đặt tuyệt thực luôn í! Khổ quá, con nít thì cứ thích ăn trứng mà nếu ăn quá nhiều đằng nào cũng có cái kết tương tự. Vậy nên dù con có đòi ăn nhiều như thế nào, mẹ cũng phải giữ vững lập trường nhé!
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là mẹ phải cắt hẳn nguồn thực phẩm này trong chế độ dinh dưỡng của con đâu nha! Nếu làm vậy con sẽ bị thiệt thòi trong quá trình phát triển thể chất và trí não trong những năm đầu đời đấy! Miễn là khi cho con ăn, mẹ chỉ cần nhớ:
Lượng trứng tối đa cho từng lứa tuổi như sau:
- Các bé từ 6-7 tháng: Ăn ½ lòng đỏ trứng 1-2 lần trong tuần (không cho ăn lòng trắng nha mẹ!)
- Các bé từ 8- 12 tháng: Ăn 1 lòng đỏ trứng/ 1 bữa 1-2 lần trong tuần (không cho ăn lòng trắng nha mẹ!)
- Các bé trên 1 tuổi: Ăn 1 quả trứng 2-3 lần trong tuần.
- Các bé từ 2 tuổi trở đi: Ăn 1 quả trứng từ 3-4 lần trong tuần.
Lưu ý, lưu ý: Nếu bé có cơ địa dị ứng nặng, tốt nhất nên để sau 1 tuổi hẵng cho con ăn nha!
Dưới đây là những trường hợp mẹ không nên cho con ăn trứng:
- Bé có cơ địa dị ứng: Theo một tài liệu thống kê em đọc được, ở nước ta hàng năm có khoảng 2,5% trẻ em bị dị ứng với trứng. Vốn dĩ trứng có các nhiều protein phức tạp. Các kháng thể khi tiếp xúc với protein trong trứng sẽ phát đi tín hiệu đến hệ thống miễn dịch, sinh ra histamin và các hóa chất khác gây nên dị ứng.
- Con đang sốt: Trong trứng chứa nhiều protein phức tạp, khó tiêu, khiến thân nhiệt của trẻ vốn đang tăng lại càng tăng cao hơn. Trong khi đó, bé lại đang yếu, không thể giải phóng được năng lượng thừa nên sẽ càng sốt cao hơn.
- Con bị cảm: Trong lòng đỏ trứng nấu chưa chín kỹ, vi khuẩn salmonella sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và phá hủy hệ miễn dịch của bé. Đó là lý do vì sao bé không thể khỏi bệnh nhanh.
- Con dưới 1 tuổi: Các enzym tiêu hóa trong đường ruột của trẻ dưới 1 tuổi không đủ để tiêu hóa hết lượng protein phức tạp trong trứng. Nếu bé ăn quá lượng trứng cho phép sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
- Con bị tiểu đường: Trong trứng có chứa nhiều chất béo omega 3 và cholestrol - là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Con đang bị tiêu chảy: Khi bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa của con sẽ giảm tiết men tiêu hóa nên việc chuyển hóa đạm, đường và chất béo sẽ bị rối loạn. Vì vậy, dinh dưỡng không những không được hấp thu mà còn bị thải ra ngoài, tức làm cho hệ tiêu hóa đang yếu sẽ càng yếu hơn.
- Con bị thừa cân béo phì: Cholestrol trong trứng khá cao. Vì vậy, nếu con thừa cân, béo phì mẹ nên hạn chế cho bé ăn để phòng tránh các bệnh về tim mạch, tiểu đường.
Những lưu ý khi chọn và chế biến các món trứng cho con:
- Dinh dưỡng trong các loại trứng như trứng gà, trứng vịt, trứng cút khá tương đương nên có thể thay đổi cho chế độ dinh dưỡng của trẻ thêm phong phú. Mặc dù vậy, vẫn nên ưu tiên cho con ăn trứng gà vì hàm lượng vitamin A và D trong trứng gà cao hơn.
- Không cho trẻ ăn trứng sống hoặc trứng chưa được nấu chín kỹ để tránh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, nhờ nấu chín nên cơ thể trẻ mới có thể dễ dàng hấp thụ các protein trong trứng một cách dễ dàng hơn.
- Muốn giữ dinh dưỡng trong trứng khi luộc, các mẹ nên cho trứng vào ngay từ lúc nước còn lạnh nhé!
Mới tối qua đây, em mang sang ít ký cam thăm thằng bé thì thấy hai mắt chị sưng húp, lại đỏ hoét. Chị kể:
Vốn thằng bé nhà chị không thích ăn rau, cũng chẳng bao giờ chịu ăn thịt. Cứ hôm nào mẹ chiên trứng, luộc trứng cho thì ăn háu lắm. Có khi còn đòi bới thêm dù ăn xong cả tô to. Vì thấy con thích ăn trứng, ngày nào chị cũng cho con ăn. Chồng chị cũng chẳng can ngăn gì vì cho rằng “ăn gì bổ nấy, không ăn được cái này thì ăn cái kia bù vào”. Thỉnh thoảng, chị cũng cho thằng bé đôi ba bữa tôm, đôi ba bữa cua, ghẹ nhưng phần lớn khẩu phần ăn của thằng bé vào các bữa chính đều có trứng mỗi ngày.
Cho con ăn như thế được mấy tháng, thấy con tăng cân đều, chị cũng an tâm, chẳng mảy may lo ngại. Chỉ thỉnh thoảng có thấy thằng bé kêu khó thở, đau bụng và sờ bụng thấy hơi sưng sưng ở dưới xương sườn bên phải, nhưng chị thì lại cho rằng vì thằng bé ăn no nên mấy chuyện này cũng bình thường và cho qua. Đến một ngày, khi thằng bé đứng gần bạn, chị mới phát hoảng nhận ra da thằng bé con chị vàng vọt hơn hẳn. Lúc này cũng đã gần 1 năm chị cho con ăn theo chế độ như vậy và thằng bé có dấu hiệu chán ăn dần. Khi đưa con đi khám, đúng như những gì chị nghi ngờ, con chị bị viêm gan. Bác sĩ nói nếu để lâu không chữa sẽ ra chai gan. Đến lúc này thì không cách gì để cứu chữa được.
Hai vợ chồng chị hôm đó đi khám bệnh cho con về mà khóc hết nước mắt. Chị thì thương con chỉ mới 7 tuổi đầu mà phải mang bệnh người lớn. Nhưng chị ân hận nhất là dù đã nghe phong thanh cho con nít ăn nhiều trứng sẽ không tốt nhưng vẫn cứ để mặc. Hậu quả là con chị phải mang căn bệnh khổ sở.
Giờ thì thằng bé phải ăn, uống riêng để tránh lây bệnh cho cả nhà. Các món ăn cũng kiêng khem dữ lắm. Đã vậy ngày nào cũng phải uống thuốc để chữa bệnh.
Nhìn con chị mà em giật mình lo sợ. Con em cũng thích ăn trứng lắm. Ngày nào ăn cơm cũng hỏi “Mẹ ơi, hôm nay có trứng không?”. Có hôm thèm quá mà em không cho ăn nó cũng bày đặt tuyệt thực luôn í! Khổ quá, con nít thì cứ thích ăn trứng mà nếu ăn quá nhiều đằng nào cũng có cái kết tương tự. Vậy nên dù con có đòi ăn nhiều như thế nào, mẹ cũng phải giữ vững lập trường nhé!
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là mẹ phải cắt hẳn nguồn thực phẩm này trong chế độ dinh dưỡng của con đâu nha! Nếu làm vậy con sẽ bị thiệt thòi trong quá trình phát triển thể chất và trí não trong những năm đầu đời đấy! Miễn là khi cho con ăn, mẹ chỉ cần nhớ:
Lượng trứng tối đa cho từng lứa tuổi như sau:
- Các bé từ 6-7 tháng: Ăn ½ lòng đỏ trứng 1-2 lần trong tuần (không cho ăn lòng trắng nha mẹ!)
- Các bé từ 8- 12 tháng: Ăn 1 lòng đỏ trứng/ 1 bữa 1-2 lần trong tuần (không cho ăn lòng trắng nha mẹ!)
- Các bé trên 1 tuổi: Ăn 1 quả trứng 2-3 lần trong tuần.
- Các bé từ 2 tuổi trở đi: Ăn 1 quả trứng từ 3-4 lần trong tuần.
Lưu ý, lưu ý: Nếu bé có cơ địa dị ứng nặng, tốt nhất nên để sau 1 tuổi hẵng cho con ăn nha!
Dưới đây là những trường hợp mẹ không nên cho con ăn trứng:
- Bé có cơ địa dị ứng: Theo một tài liệu thống kê em đọc được, ở nước ta hàng năm có khoảng 2,5% trẻ em bị dị ứng với trứng. Vốn dĩ trứng có các nhiều protein phức tạp. Các kháng thể khi tiếp xúc với protein trong trứng sẽ phát đi tín hiệu đến hệ thống miễn dịch, sinh ra histamin và các hóa chất khác gây nên dị ứng.
- Con đang sốt: Trong trứng chứa nhiều protein phức tạp, khó tiêu, khiến thân nhiệt của trẻ vốn đang tăng lại càng tăng cao hơn. Trong khi đó, bé lại đang yếu, không thể giải phóng được năng lượng thừa nên sẽ càng sốt cao hơn.
- Con bị cảm: Trong lòng đỏ trứng nấu chưa chín kỹ, vi khuẩn salmonella sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và phá hủy hệ miễn dịch của bé. Đó là lý do vì sao bé không thể khỏi bệnh nhanh.
- Con dưới 1 tuổi: Các enzym tiêu hóa trong đường ruột của trẻ dưới 1 tuổi không đủ để tiêu hóa hết lượng protein phức tạp trong trứng. Nếu bé ăn quá lượng trứng cho phép sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
- Con bị tiểu đường: Trong trứng có chứa nhiều chất béo omega 3 và cholestrol - là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Con đang bị tiêu chảy: Khi bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa của con sẽ giảm tiết men tiêu hóa nên việc chuyển hóa đạm, đường và chất béo sẽ bị rối loạn. Vì vậy, dinh dưỡng không những không được hấp thu mà còn bị thải ra ngoài, tức làm cho hệ tiêu hóa đang yếu sẽ càng yếu hơn.
- Con bị thừa cân béo phì: Cholestrol trong trứng khá cao. Vì vậy, nếu con thừa cân, béo phì mẹ nên hạn chế cho bé ăn để phòng tránh các bệnh về tim mạch, tiểu đường.
Những lưu ý khi chọn và chế biến các món trứng cho con:
- Dinh dưỡng trong các loại trứng như trứng gà, trứng vịt, trứng cút khá tương đương nên có thể thay đổi cho chế độ dinh dưỡng của trẻ thêm phong phú. Mặc dù vậy, vẫn nên ưu tiên cho con ăn trứng gà vì hàm lượng vitamin A và D trong trứng gà cao hơn.
- Không cho trẻ ăn trứng sống hoặc trứng chưa được nấu chín kỹ để tránh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, nhờ nấu chín nên cơ thể trẻ mới có thể dễ dàng hấp thụ các protein trong trứng một cách dễ dàng hơn.
- Muốn giữ dinh dưỡng trong trứng khi luộc, các mẹ nên cho trứng vào ngay từ lúc nước còn lạnh nhé!
Bài đăng khác
- Trường Mầm Non Việt Úc - Đồng hành theo bước chân của trẻ
- LỜI NGỎ - VAS
- 6 CÁCH PHÒNG NGỪA TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ NHỎ ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ
- 7 thực phẩm “vàng” giúp bé yêu “cao lớn mỗi ngày”
- Những nguyên nhân khiến trẻ em có nguy cơ chậm nói
- Bí quyết chuẩn để con có IQ cao, trắng trẻo, cao lớn ngay từ khi mang thai