Cách dạy trẻ tự giác làm việc nhà
Lên lịch phân công hàng tuần và dán ở chỗ dễ nhìn thấy, các con sẽ không tranh cãi đến lượt ai rửa bát hay gấp quần áo.
Tác giả Nancy Jergins chia sẻ trên iMom kinh nghiệm hình thành thói quen làm việc nhà cho trẻ.
Tôi từng thử rất nhiều cách, từ nhẹ nhàng đến nghiêm khắc để yêu cầu con làm việc nhà. Tuy nhiên, suốt thời gian dài, các con thường xao nhãng và không hoàn thành nhiệm vụ.
Cuối cùng, tôi tìm ra một mẹo rất đơn giản. Trên tường nhà bếp, tôi treo một tờ lịch phân công hàng tuần, viết một chữ K và một chữ L ở lề trái. K là viết tắt của từ bếp trong tiếng Anh, L là viết tắt của giặt là, tương ứng với công việc được giao. Sau đó, tôi điền chữ cái đầu trong tên của mỗi đứa trẻ vào ô thứ ngày, yêu cầu mỗi trẻ làm một nhiệm vụ ba ngày liên tiếp và đổi nhau.
Giờ đây, các con không thể tìm cớ tranh cãi xem đến lượt ai rửa bát hay gấp quần áo. Nếu chúng có dấu hiệu chối việc, tôi chỉ cần nói: "Xem lịch đi nào".
Ngoài nhiệm vụ hàng ngày như trên, tôi sẽ thêm vào lịch một số công việc hàng tuần để rèn tính ngăn nắp và tinh thần trách nhiệm cho trẻ.
Ảnh: Baseline of Health |
Làm cùng con lần đầu tiên
Khi con trai lần đầu tiên dọn bếp, tôi đứng cạnh hướng dẫn cần bao nhiêu nước rửa bát là vừa đủ, lau kệ bếp thế nào cho sạch, máy hút bụi hoạt động như thế nào.
Để con chịu trách nhiệm
Một khi đã hướng dẫn, bạn hãy trao quyền xử lý công việc đó cho trẻ hoàn toàn. Sai lầm mà nhiều phụ huynh mắc phải là đi sau và dọn lại những chỗ con vừa dọn để đảm bảo sạch sẽ. Ít nhất, bạn không nên để con nhìn thấy hành động đó. Hãy khuyến khích sự độc lập ngay cả khi con còn rất nhỏ.
Đặt ra hậu quả và phần thưởng
Trước khi nhận nhiệm vụ mới, trẻ cần biết hậu quả nếu không hoàn thành, chẳng hạn không được xem điện thoại, máy tính; làm giúp việc của anh chị em trong nhà...
Với những công việc mà trẻ làm tốt và chăm chỉ trong nhiều ngày, bạn hãy trao thưởng. Mục tiêu đầu tiên đề ra là ba ngày liên tiếp, sau đó tăng lên cho đến khi trẻ có thể tự làm công việc đó cả tuần mà không bỏ sót ngày nào.
Khích lệ
Bạn hãy nói với con rằng chúng đang làm tốt nhiệm vụ, cảm ơn vì luôn là một thành viên tích cực trong gia đình. Thi thoảng, bạn có thể làm giúp việc của con một lần, đặc biệt là khi con vừa trải qua một ngày học rất căng thẳng hoặc được giao quá nhiều bài tập về nhà. Thể hiện lòng tốt trong những tình huống này giúp cả gia đình gần gũi nhau hơn.
Bài đăng khác
- Trường Mầm Non Việt Úc - Đồng hành theo bước chân của trẻ
- LỜI NGỎ - VAS
- 6 CÁCH PHÒNG NGỪA TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ NHỎ ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ
- 10 việc trẻ nên tự làm theo phương pháp Montessori
- NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỂ HÌNH THÀNH THÓI QUEN DINH DƯỠNG CHO TRẺ TỪ 4 – 6 TUỔI
- DINH DƯỠNG TÁC ĐỘNG ĐẾN CHIỀU CAO NHIỀU HƠN GEN DI TRUYỀN