Khi con nhút nhát, bố mẹ nên lo lắng điều gì?
Ngày: 10/01/2018

Khi các bậc phụ huynh quan sát sự nhút nhát ở con của họ, họ thường tự hỏi điều đó là bình thường hay đáng lo ngại?

Ví dụ, trong các tình huống xã hội, trẻ em có thể bám vào cha mẹ chúng, do dự khi nói chuyện, miễn cưỡng khi tương tác với người khác, và thích chơi một mình trong khi những đứa trẻ khác cùng lứa tuổi đó thường thích chơi theo nhóm.

Một số trẻ trở nên nhút nhát do đã gặp phải những trải nghiệm khó khăn, nhưng hầu hết chúng như vậy từ khi được sinh ra. Đối với một số trẻ em trong khoảng từ 6 – 12 tuổi, các tình huống và tương tác xã hội làm chúng cảm thấy sợ hãi. Khi tiếp xúc với những bạn mới, chúng thường hiếm khi cảm thấy thoải mái. Thông thường, chúng không sẵn sàng để chủ động, và thích từ bỏ một tình bạn tiềm năng hơn là tiếp cận với những thứ không quen thuộc. Một vài trong số những trẻ em nhút nhát có thể rất hay cảm thấy buồn, nhưng đó là thiểu số

Sự nhút nhát ở trẻ cần được quan tâm hơn nếu nó kéo dài liên tục chứ không phải tạm thời. Một số trẻ thường “khởi động chậm” hoặc “bị khớp” trước những đứa trẻ khác, nhưng thường hòa đồng tốt sau những giây phút do dự lúc mới đầu. Ngoài ra, một số trẻ sẽ thoát khỏi tính nhút nhát khi học tiểu học. Tuy nhiên, những trẻ còn lại sẽ thể hiện tính nhút nhát dai dẳng theo thời gian. Nhút nhát ở những trẻ đó thường được quan tâm nhiều hơn nhút nhát ở người lớn. Trẻ em thường được phổ biến là phải cảnh giác với người lớn, đặc biệt là nam giới, nhưng lại ít được phổ biến rằng phải thận trọng với những đứa trẻ khác có độ tuổi gần với mình.

10-khinaothichamecanlolangneuconminhquan

Sự nhút nhát ở trẻ cần được quan tâm nếu kết quả là trẻ chỉ chơi một mình khi ở trong một nhóm toàn trẻ em. Khi trẻ tham gia tương tác với các bạn cùng lứa tuổi, chúng sẽ học các kỹ năng đóng vai trò là nền tảng để phát triển bình thường, chẳng hạn như làm thế nào để hiểu được cảm giác và quan điểm của người khác, thay phiên nhau chơi và trò chuyện, thương lượng một hoạt động chơi cùng với nhau, đáp lại những lời đề nghị thân thiện và thể hiện quan điểm của chúng theo cách mà người khác có thể chấp nhận được.

Trẻ em ít tham gia vào các tương tác xã hội này so với các bạn ở lứa tuổi của chúng sẽ bỏ lỡ những kinh nghiệm học tập và tích lũy quan trọng. Kết quả là, nhận thức xã hội và kỹ năng xã hội cũng như cảm giác về bản thân của chúng sẽ không trưởng thành bằng các trẻ khác cùng lứa tuổi.

Sự nhút nhát và kết bạn

Trẻ nhút nhát với các đối tác xã hội quen thuộc thường cần lưu ý hơn so với việc trẻ dè dặt với người lạ. Cần đặc biệt quan tâm nếu trẻ tỏ ra nhút nhát với các bạn khác cùng tuổi mà chúng thường xuyên gặp gỡ, chẳng hạn như ở các bạn cùng lớp ở trường học hay nơi giữ trẻ. Tỏ ra nhút nhát với các bạn quen thuộc học cùng lớp cho thấy trẻ đang lo lắng về cách những đứa trẻ khác đối xử với mình, hoặc lo lắng liệu mình có được yêu thích hay chấp nhận không.

Nếu một đứa trẻ nhút nhát bị đối xử tệ bởi những đứa trẻ khác thì cần được quan tâm hơn so với việc nếu chúng được đối xử tốt. Trẻ em nhút nhát thường có nhiều khả năng bị cô lập và bị bắt nạt bởi những đứa trẻ cùng tuổi hơn các trẻ bình thường khác và thường gặp khó khăn trong vấn đề kết bạn. Bị cô lập và bắt nạt có thể làm tổn hại đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc của trẻ, đặc biệt là khi những điều đó xảy ra trong thời gian dài.

Mặc dù sự nhút nhát ở trẻ có xu hướng dần phổ biến đồng đều ở cả bé trai và bé gái, nhưng những bé trái nhút nhát đôi khi gặp nhiều khó khăn với bạn bè hơn là bé gái. Điều này có lẽ do sự nhút nhát là một sự vi phạm các chuẩn mực là cần phải mạnh mẽ và quyết đoán ở nam giới. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần phải luôn lưu ý rằng cả bé trai hay bé gái nhút nhát đều có thể gặp phải sự cô lập và bắt nạt của các bạn.

Bậc phụ huynh có thể làm gì?

Trẻ em cần sự giúp đỡ từ người lớn để ngăn chặn việc cô lập và bắt nạt bởi các trẻ khác. Khi cha mẹ bắt đầu nhận thức rằng con mình đang bị các trẻ khác cô lập hoặc bắt nạt ở trường học hoặc nơi trông trẻ, họ cần liên lạc ngay với nhà trường hoặc nơi trông trẻ để bênh vực con em mình.

Sự nhút nhát ở trẻ cần được quan tâm nếu nó quấy rầy các thói quen hay hoạt động của trẻ hoặc gia đình, hoặc nếu con bạn thường tỏ ra đau khổ hay than phiền về sự cô đơn. Chẳng hạn như, nếu sự nhút nhát ngăn cản việc con bạn tham dự tiệc sinh nhật của những đứa trẻ khác hay làm trẻ không muốn đến trường, hoặc ngăn cản gia đình bạn đi thăm thú bạn bè, thì bạn cần xem xét tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý trẻ em.

Các chương trình trực tuyến để giúp đỡ các bé và cha mẹ đối phó với sự nhút nhát và lo lắng ở trẻ nhỏ đang dần trở nên có sẵn và cung cấp sự giúp đỡ thuận tiện với các chi phí thấp (ví dụ như các chương trình Brave Online, Cool Kids Onlline).

Bản thân phụ huynh cũng có thể làm được nhiều điều để giúp đỡ con của mình. Họ có thể sắp xếp những ngày vui chơi và giúp con mình tham gia vào một nhóm các hoạt động ngoại khóa. Các bậc cha mẹ cũng có thể trò chuyện với con trẻ về tình bạn và hành động mang tính đồng tình để khuyến khích và những ý tưởng mang tính xây dựng của trẻ.

Nếu một đứa trẻ khó chịu về một vấn đề với bạn bè, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ cố gắng giải quyết vấn đề theo cách vẫn giữ gìn được tình bạn thay vì kết thúc tình bạn đó, cũng như khuyến khích trẻ phát triển các tình bạn khác.

Trường mầm non Việt Úc
vascanthovn@gmail.com