4 điều cha không nên bỏ qua khi bé lên một tuổi
Ngày: 29/12/2020

GS Joseph nhấn mạnh trẻ có hành vi tốt trong ăn uống, ứng xử có ảnh hưởng nhiều từ cách quan tâm và yêu thương của người cha.

Nghiên cứu kéo dài 5 năm từ GS.BS Joseph, Đại học Comlumbia, Mỹ, cho thấy vai trò của người cha trong các hoạt động gia đình ảnh hưởng tích cực đến hành vi giao tiếp xã hội của bé.

GS Joseph nhấn mạnh trẻ có hành vi tốt trong ăn uống, ứng xử, sự tự tin, học hỏi được ảnh hưởng nhiều từ cách quan tâm và yêu thương của bố. Ngược lại, người bố thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử, ít giao tiếp và tham gia vào các hoạt động gia đình, bé có xu hướng ngại trò chuyện, thích chơi game, kén và biếng ăn.

Thực tế, khi bước sang một tuổi, bé đã hình thành tốt sự học hỏi hành vi. Trẻ có xu hướng thích bố dẫn đi chơi hoặc nói chuyện. Dưới đây là những điều người bố không nên bỏ qua khi bé lên một tuổi.

Ăn tối với con

GS.BS Mallan, Đại học Queensland, Australia, cho biết các bé mong chờ gặp bố sau những giờ ngủ dài buổi tối và khi đi làm. Các bé trên 4 tuổi thích nói chuyện với bố trong những lúc này. Đây là thời điểm não trẻ thích sáng tạo và nói cho bố mẹ nghe.

Vai tro cua bo voi tre anh 1

Hành vi tốt của bé trong ăn uống, ứng xử, sự tự tin, học hỏi được ảnh hưởng nhiều từ cách quan tâm và yêu thương của người cha. Ảnh: Pinterest.

Thêm vào đó, GS McIntosh, Đại học Texas, Mỹ, nhấn mạnh thông điệp: "80% trẻ em khao khát muốn ăn tối với bố của mình".

Trong nghiên cứu về dinh dưỡng kéo dài 5 năm, GS.BS Burgess-Champoux đã kết luận rằng trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên có bữa ăn gia đình đều đặn với cả bố và mẹ sẽ duy trì thói quen ăn uống tốt như không bỏ bữa sáng, dùng ít chất đường, béo, không thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng để phát triển thể chất.

Đi dạo với gia đình vào cuối tuần

Khi mọi người trong gia đình cùng đi dạo với nhau, vai trò của bố rất quan trọng. Bố sẽ xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa các thành viên, trẻ có xu hướng thuộc về gia đình hơn xã hội. Do đó, những nguy cơ về tệ nạn xã hội giảm đáng kể. Đây là chia sẻ của GS Hook, Đại học Washington, Mỹ, đăng trên tạp chí Family Issues năm 2012.

Nói chuyện với con

Bác sĩ nhi khoa Vandewater nói rằng ngày nay, thời gian người cha trò chuyện với con cái từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc dưới 7 phút.

Vai tro cua bo voi tre anh 2

Thời gian người cha trò chuyện với con cái từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc dưới 7 phút. Ảnh: Mamaplus.

GS Barbara, Đại học Illinois, Chicago, Mỹ, trả lời phỏng vấn trên tạp chí Wall Street: "Người cha nên dành thời gian để chơi, trò chuyện và đọc sách cho các bé nếu bạn muốn con thông minh và nhanh nhạy trong giao tiếp xã hội, đặc biệt là trẻ từ 14 tháng tuổi (giai đoạn bắt đầu hoàn thiện ngôn ngữ).

Bạn đừng dành thời gian vô ích cho các hoạt động như chơi điện tử hoặc tiếp tục mang công việc về nhà (sau giờ làm việc). Những hoạt động này sẽ tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch và mất trí nhớ gấp 2 lần khi trung niên".

Đừng quên chúc con ngủ ngon

Chuyên gia tâm lý về cha mẹ Jeff Hay đã viết rằng: "Thật buồn khi một ngày có 1.140 phút, nhưng người cha chỉ có 2 dịp nói chuyện với con mình là lúc ăn và trước khi đi ngủ".

Do đó, chuyên gia này khuyên nếu bạn là người bận rộn, 2 dịp này cũng đừng đánh mất. Khi quên hay đánh mất nó, bạn đang đánh mất tình cảm cha con thực sự.

Hãy nói chuyện với con nhiều hơn, kéo dài cuộc nói chuyện hơn 15 phút mỗi lần, không chỉ ở bữa ăn mà còn trong những hoạt động vui chơi khác. Cuối cùng, bạn đừng quên nói: "Chúc con trai/con gái bố ngủ ngon". Đó là điều con bạn luôn mong đợi vào cuối ngày.

Trường mầm non Việt Úc
vascanthovn@gmail.com